DƯỠNG SINH TỲ VỊ

DƯỠNG SINH TỲ VỊ
Ngày đăng: 21/04/2023 01:22 PM

NGUYÊN LÝ ĐÔNG Y

Tỳ vị được coi là gốc hậu thiên, nguồn sản sinh ra khí huyết. Bách bệnh hình thành do vấn đề tỳ vị suy, tỳ vị suy là căn nguyên của tất cả bệnh tật. Đại phu cổ đại Trung Quốc – Trương Quốc Ảnh đã nói “4 mùa tỳ vượng không sinh bệnh”: 1 năm bốn mùa nếu như chức năng tỳ vị tốt, khí huyết trong cơ thể đầy đủ, thể lực tốt, không dễ bị ảnh hưởng từ những tác nhân bên ngoài, mới có thể bảo đảm cơ thể khỏe mạnh trường thọ.

HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA LIỆU TRÌNH

Dựa vào sự phối kết hợp độc đáo điều khí huyết, duy trì sự tuần hoàn thể lực, thúc đẩy ăn uống, tăng cường hấp thụ, đồng thời có hiệu quả cải thiện do tỳ vị suy ảnh hưởng sự khô ráp của da, sắc mặt vàng vọt, tinh thần suy giảm, tứ chi không có lực, béo bệnh, rong kinh, sắc môi nhợt nhạt, có lợi khí kiện tỳ, giúp quá trình tiêu hóa, thông suốt chức năng đường ruột. Cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày, đau thượng vị,…

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

1. Ngoại tà xâm nhập Theo Đông Y, tỳ (lá lách) dễ bị gây hại bởi thấp tà, vị (dạ dày) dễ bị gây hại bởi táo nhiệt, đây đều là những yếu tố từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể khiến cho tỳ vị kém. Ngoài ra, phong hàn và thấp khí kết hợp với nhau tạo ra thấp nhiệt, không chỉ làm tỳ vị suy yếu, mà còn ảnh hưởng đến phế (phổi), gây ho. Trong Đông Y, “Lục tà” là tên gọi để chỉ các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài, bao gồm: Phong (gió), Thử (nắng), Hàn (lạnh), Hỏa (nóng), Thấp (độ ẩm) và Táo (độ khô).

2. Ăn uống thiếu khoa học Cổ nhân có câu: “Bệnh tùng khẩu nhập” ý nói vì miệng ăn không kiêng mà sinh bệnh tật. Ăn uống thiếu khoa học, thiếu kiểm soát là nguyên nhân chính khiến tỳ vị kém. Ăn quá no, ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, thực phẩm không sạch dễ gây quá tải cho tỳ vị. Bên cạnh đó, thói quen thích ăn sống, ăn lạnh cũng sẽ kích thích, gây khó chịu cho tỳ vị. Muốn tỳ vị khỏe mạnh cần ăn chín uống sôi, chỉ ăn no 7-8 phần, hạn chế rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

3. Tâm trạng phiền muộn, buồn bực Tâm trạng phiền muộn, buồn bực lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến sự tiết dịch ở gan, mà đây là chức năng giúp điều tiết sự vận hành của tỳ, nếu chức năng này bị mất đi sẽ gây rối loạn chức năng gan và tỳ vị, lâu dần làm tỳ vị suy yếu.

TRIỆU TRỨNG CỦA ĐAU TỲ VỊ

Môi

Những người có tỳ vị yếu, môi thường tái, không có màu hồng, rất khô, dễ bị lột da, nứt môi. Những triệu chứng như miệng hôi, nướu sưng đau đa phần có liên quan đến khả năng tiêu hóa kém của tỳ vị. Ngoài ra, chảy nước miếng khi ngủ cũng là một biểu hiện của việc thiếu tỳ khí.

Mũi

Khô mũi, khứu giác kém nhạy, chảy nước mũi, chảy máu mũi đa phần đều là do tỳ vị yếu gây ra. Những người bị đỏ mũi đa số là do vị bị nhiệt, đầu mũi đau cũng cho thấy chức năng tỳ vị không ổn.

Mắt

Tỳ vị yếu dễ bị thiếu máu, từ đó ảnh hưởng đến gan, gan biểu hiện ở mắt, vì thế mắt dễ bị mỏi, nhìn không rõ. Ngoài ra, tỳ và việc hấp thụ của cơ thể có quan hệ mật thiết, nếu mắt thường xuyên bị đỏ, mặt bị sưng cũng có thể là do vấn đề ở tỳ.

Tai

Tỳ vị yếu sẽ dẫn đến thận khí không đủ, thường sẽ biểu hiện ở triệu chứng ù tai hay thậm chí là điếc. Bên cạnh đó, có nhiều người tỳ vị không khỏe do quá mệt mỏi hay tâm trạng không tốt gây nên. Đặc biệt là vào mùa xuân, gan hỏa tăng cao khiến chúng ta dễ tức giận. Những người có tỳ vị yếu sẽ thường cảm thấy không có sức, tay chân lạnh có khi sẽ bị đau bụng vào mùa xuân.

 

Zalo
Hotline